Địa chỉ: Nhà liền kề số 1, 125D Minh Khai, Ngõ Hòa Bình 6, phố Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.629.09968 - 024.668.02750
Hotline: 038.248.8338
Email: sales@sona.net.vn
Trên máy tính sẽ có 2 loại card là màn màn hình rời và card onboard. Để biết máy tính của bạn sử dụng card on hay card rời chúng ta có nhiều cách. Trong bài viết này, hãy Màn hình Sona cùng tìm hiểu chi tiết cách kiểm tra card màn hình win 7, win 8, win 10 nhé!
Giải nghĩa Card màn hình máy tính là gì?
Card màn hình máy tính hay còn card đồ họa có nhiệm vụ chính là xử lý thông tin về các hình ảnh có trong máy tính bao gồm màu sắc, độ phân giải, độ tương phản,...giúp hiển thị hình ảnh chính xác nhất tới người dùng. Hiện nay, có hai loại card màn hình chính là card onboard và card màn hình rời.
Lý do tại sao bạn nên thường xuyên kiểm tra card màn hình? Bạn nên thường xuyên kiểm tra card màn hình máy tính để:
Biết thông tin về loại card mình đang dùng và để xác định những tác vụ có thể thực hiện trên máy tính như thiết kế, chơi game
Thường xuyên kiểm tra card màn hình có chạy không để khắc phục tình trạng lỗi.
Cập nhật hệ điều hành, cài đặt driver để nâng cao chất lượng dùng.
Một số cách kiểm tra card màn hình máy tính đơn giản, áp dụng nhà
Có nhiều cách để bạn có thể kiểm tra card màn hình, tham khảo ngay các cách sau nhé!
Bước 1: Nhấn chọn “Start” chọn “Run” hoặc bạn có thể nhấn tổ hợp phím Windows + R để xuất hiện hộp thoại Run, bạn gõ chữ “dxdiag”.
Bước 2: Nhấn chọn “OK” để mở cửa sổ DirectX Diagnostic Tool. Sau đó, bạn chọn thẻ Display để mở các thông số của card màn hình, tại đây, các thông số hiện lên khác chi tiết để bạn kiểm tra.
Nếu máy tính hiển thị theo kiểu Intel(R) HD Graphics thì có nghĩa là máy tính của bạn đang sử dụng card onboard có sẵn trong máy tính. Còn nếu như như phần thông tin hiển thị theo kiểu ATI, AMD, NVIDIA thì có nghĩa là máy tính của bạn đang sử dụng card rời. Thông thường, máy chỉ chạy card onboard còn nếu sử dụng card rời thì nó chỉ hiện khi chạy các ứng dụng nặng
Tại màn hình chính của máy tính, bạn click chuột phải ở bất kỳ vị trí nào của máy tính, sau đó, thông tin về card màn hình máy tính sẽ hiện ra. Nếu như màn hình máy tính của bạn hiển thị như ở hình bên phải thì có nghĩa là máy tính của bạn đang sử dụng card onboard, còn hiển thị như hình ở chính giữa thì có nghĩa là máy tính của bạn đang sử dụng card rời. Tiếp đến, nếu màn hình của bạn hiển thị như hình ở bên trái thì có nghĩa là máy tính của bạn đang sử dụng cả 2 loại card.
Đây là một trong những cách kiểm tra card màn hình laptop vô cùng chi tiết được rất nhiều người áp dụng. Cách này sẽ cho bạn xem được rất nhiều thông số của card màn hình máy tính bao gồm cả việc bạn theo dõi tình trạng sức khỏe của card.
Để áp dụng theo cách này, bạn chỉ cần tải phần mềm GPU-Z về, sau đó mở phần mềm lên sẽ thấy có rất tab hiển thị, mỗi tab sẽ thông báo một thông số của máy tính.
Khác với dòng máy tính để bàn, laptop mới thường các thông số về chip, card màn hình luôn được dán trực tiếp lên vỏ máy tính để người dùng có thể dễ dàng biết được cấu hình cơ bản. Các thông số này thường được đặt ở góc phải hoặc góc trái của laptop để bạn dễ quan sát.
Bạn cũng có thể dễ dàng kiểm tra card màn hình là card màn hình rời hay card onboard một cách dễ dàng. Bằng cách kiểm tra card màn hình PC tương tự như cách 1, 2, 3, bạn sẽ biết được tình trạng của card hiện tại.
Đối với Macbook, cách kiểm tra card màn hình có khác một chút. Bạn chỉ cần nhấn chọn vào biểu tượng trái táo ở bên trái của màn hình Macbook và chọn “About This Mac” sẽ xuất hiện một bảng thông tin đầy đủ hệ điều hành, dòng máy, bộ vi xử lý, dung lượng RAM giúp bạn có cái nhìn tổng quát về máy tính.
Trên cửa sổ này, bạn chọn vào tab “Display” để xem toàn bộ các thông tin về màn hình máy tính bao gồm từ độ phân giải, kích thước, card màn hình máy.
Bên cạnh các cách kiểm tra card màn hình trên, nếu màn hình bị lỗi nặng, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
Máy tính thường xuyên xảy ra hiện tượng bị sọc, đốm trắng, đen
Đèn nguồn sáng, quạt nguồn quay nhưng lại không hiển thị hình ảnh
Hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính bị nhòe, giật
Những folder và chữ không tuân theo một trật tự nào cả
Khi màn hình máy tính bị lỗi thường có các sọc, đốm trắng,...đây là dấu hiệu để bạn nhận biết tình trạng màn hình máy tính bị lỗi.
Nếu bạn mua máy tính với chức năng chính để chơi game thì nên chọn loại card rời thì card rời sẽ hoạt động với hiệu năng cao hơn, phù hợp để chạy nhiều ứng dụng nặng
Kết luận
Trên đây là một số cách để kiểm tra card màn hình máy tính tại nhà vô cùng đơn giản. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn, giúp giải quyết được một số vấn đề của bạn khi sử dụng máy tính. Chúc bạn áp dụng thành công để sớm phát hiện tình trạng của màn hình, sửa chữa kịp thời.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Thương Mại Công Nghệ Viethitek Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 2 tòa nhà HHCT LILAMA số 124 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại: 024.629 09968 - 024.668 02750
Hotline: 0962.72.95.68 - 0382.488.338
Kết nối với chúng tôi:
https://www.facebook.com/SONA.manhinhtuongtacdaotao.manhinhquangcaodientu
Website: https://sona.net.vn
ỨNG DỤNG CỦA MÀN HÌNH QUẢNG CÁO
Cung cấp giải pháp hiển thị kỹ thuật số giúp doanh nghiệp đột phá doanh thu